A. Thời gian sáng của ngày ít

Gà mái sẽ đẻ bình thường nếu thời gian sáng khoảng 14 giờ mỗi ngày. Khi thời gian sáng dưới 12 giờ, gà đẻ ít lại hoặc đôi khi ngưng đẻ.Bởi vậy gà thường đẻ ít hơn vào tháng 10 đến tháng 2 vì thời gian sáng trong ngày ít.

Để đối phó, ta có thể dùng đèn chiếu sáng để đảm bảo đủ 14 giờ chiếu sáng mỗi ngày. Một đèn 40 watt cho mỗi 10 mét vuông chuồng là đủ.

Nên bật đèn trước khi trời sáng và tắt đèn lúc xế chiều. Nếu bạn tắt đèn lúc trời tối có thể làm gà không tìm được đường về tổ. Một số người thích để đèn sáng liên tục. Đây không phải là vấn đề miễn là bạn dùng bóng đèn dưới 40 watt.

B. Dinh dưỡng không hợp lý

Dinh dưỡng không phù hợp đôi khi có thể khiến gà mái ngừng đẻ.

Vấn đề thường gặp nhất là việc không thay nước mới cho gà. Bởi vậy hãy thường xuyên thay nước và rửa máng uống để đảm bảo gà luôn có nước sạch để uống.

Thức ăn thiếu năng lượng, đạm hoặc canxi cũng có thể làm giảm số lượng trứng.

Bạn nên dùng thức ăn với lượng đạm khoảng 20% .

Bạn không nên cho gà ăn quá nhiều thức ăn thô xanh, vì nếu gà ăn chất xơ nhiều và no, thì nó sẽ không ăn được các loại thức ăn khác.

Khẩu phần ăn quá nhiều năng lượng (do nhiều tinh bột và chất béo) có thể khiến gà trở nên quá béo . Nếu gà mái quá béo có thể dẫn đến giảm khả năng thụ tinh, hoặc nguy hiểm hơn đó tắc trứng. Tắc trứng thường gây tổn thương vĩnh viễn cho gà mái và có thể gây chết gà.

Ngoài ra, nếu thức ăn không đủ canxi, ta có thể cho ăn vỏ hàu để bổ sung canxi để giúp vỏ trứng chắc khỏe. 

Tham khảo sản phẩm Thunderbird Successor bấm vào đây - Thức ăn giàu dinh dưỡng với "công thức tăng tỉ lệ đậu cồ" đảm bảo cho gà mái nọc khỏe mạnh, khả năng đậu cồ cao, khả năng nở tốt hơn, sản lượng trứng tối đa và gà con khỏe mạnh


C. Bệnh tật

Dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thường một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là giảm sản lượng trứng. Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm biểu hiện đờ đẫn và bơ phờ, chảy nước mắt và nước mũi, rụng lông và gà chết trong đàn.

Tuy rằng thỉnh thoảng có gà chết là chuyện bình thường. Nhưng bạn vẫn cần phải đề phòng và quan sát các biểu hiện bất thường khác trong đàn.

Biện pháp bảo vệ tốt nhất để phòng bệnh là thực hiện an toàn sinh học, như dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ, không cho chim hoang dã tiếp xúc với gà hay thức ăn và nguồn nước, cách ly gà bệnh…

Hãy nhớ rằng gà nhìn khỏe mạnh vẫn có thể lây bệnh cho con khác. Chỉ nhập gà về trại khi cần thiết, và cách ly gà mới về trong 14 ngày để quan sát các biểu hiện bất thường.


D. Gà mái quá già

Quá trình đẻ trứng của gà mái được chia thành các chu kì, cuối mỗi chu kì là giai đoạn thay lông và gà mái giảm đẻ. Gà mái đẻ tốt nhất trong 2 chu kì, nhưng sau hai hoặc ba năm, nhiều gà mái sẽ giảm đẻ.

Gà mái đẻ tốt sẽ cho trứng trong 50-60 tuần mỗi chu kì. Gà mái đẻ kém và gà mái già sẽ thay lông thường xuyên hơn và đẻ ít hơn.


E. Stress

Gà sẽ bị stress khi điều kiện môi trường thay đổi hoặc hoảng sợ vì nguyên nhân nào đó. Và stress này có thể dẫn đến làm giảm sản lượng trứng.

Những nguyên nhân gây stress thường gặp là:

· Lạnh: Do gió thổi nhiều hay môi trường ẩm ướt

· Di chuyển: Khi đàn đã đẻ xong, hãy hạn chế việc di chuyển gà. Việc đổi gà trống hoặc thay đổi mật độ nuôi cũng tạm thời gây stress trong đàn.

· Ký sinh trùng: Chú ý định kì xổ lãi cho gà, và tắm xà phòng diệt mạt nếu cần thiết.

· Hoảng sợ: Con người, chó, gia súc, xe cộ hoặc tiếng ồn lớn có thể khiến cho gà stress. Các động vật hoang dã khác cũng có thể làm cho gà sợ hãi


F. Các vấn đề khác:

Mổ trứng lẫn nhau.

Trứng nứt vỡ nhiều

Gà mái đẻ trứng nhưng không phát hiện ra

Trứng bị rắn hay các động vật khác ăn mất